Nữ sinh Hà Thành phải dùng khăn cuốn chặt ngực khi đi học vì lý do tế nhị, bố mẹ khi biết cũng hối hận

Khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ có nhiều thay đổi về hình thể, tâm lý, vì thế phụ huynh nên chủ động tìm hiểu kiến thức để tư vấn cho con đi đúng hướng, tránh sang chấn tâm lý.

Dậy thì là thời kỳ có thể chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn của một đứa trẻ, bởi giai đoạn này ngoài sự phát triển về nhận thức, thì sự thay đổi ngoại hình cũng rất dễ khiến trẻ bị sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập.

Thạc sĩ, bác sĩ tâm lý lâm sàng Nguyễn Hồng Bách (Viện Tâm lý học ứng dụng và phát triển MP) cho biết, hiện có rất nhiều trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, lối sống chỉ vì sự phát triển đột ngột về chiều cao, sự thay đổi giọng nói hay cơ quan sinh dục. Điều đáng buồn là nhiều phụ huynh lại không hề nhận ra điều này để hỗ trợ con kịp thời.

Điển hình như trường hợp của Tú Nhi (13 tuổi, ở Hà Nội) được mẹ đưa đi khám tâm lý vì thời gian gần đây em thường xuyên tự nhốt mình trong phòng, không chơi với các bạn cùng khu phố như trước, luôn cố tình đi học từ rất sớm. Ban đầu, bố mẹ nghĩ con đi học sớm là để tụ tập bạn bè, nhưng qua quan sát thấy rằng con đi thẳng đến trường, vào lớp đọc sách chứ không đi chơi.

449ce57b4b

ad8c69abe1

Lo lắng trước những ánh mắt dò xét của các bạn vì ngực “lớn nhanh như thổi”, cô nữ sinh 13 tuổi quyết định dùng khăn cuốn ngực mỗi khi tới trường. Ảnh minh họa.

Do tình trạng này kéo dài, sợ con bị ảnh hưởng tâm lý nên gia đình quyết định đưa đi khám. Tại phòng khám, chỉ khi bố mẹ không có mặt, Tú Nhi mới tâm sự với bác sĩ về những điều bản thân đang lo lắng. Nhi cho biết, khoảng gần một năm nay, vòng một của em phát triển rất nhanh, vượt trội hơn hẳn những bạn gái cùng lớp nên em rất ngượng ngùng.

Đợt học hè vừa qua, khi bị các bạn và anh chị lớp trên nhìn với ánh mắt dò xét, em cảm thấy rất xấu hổ và sống thu mình lại. “Buổi sáng em dậy sớm hơn gần 1 tiếng, em chuẩn bị “dụng cụ” cuốn chặt ngực mình lại để giống như những bạn khác. Em muốn đi học sớm vì khi đó ít bạn đến và không ai để ý em”, Tú Nhi tâm sự.

Sau khi biết vấn đề cô nữ sinh gặp phải, bác sĩ ngoài giải thích cho Tú Nhi hiểu, còn tư vấn giúp phụ huynh biết cách hỗ trợ con kịp thời, tránh để trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, ảnh hưởng đến học tập.

e35a538691

Phụ huynh cần trang bị kiến thức hiểu về tâm sinh lý từng lứa tuổi để chia sẻ với con, không áp suy nghĩ của mình cho con. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Bách cũng chia sẻ, nhiều trẻ sau một mùa hè thấy mình cao “bất thường” khi gặp lại các bạn ở trường học, liền có cảm lạc lõng và luôn muốn che đi sự khác biệt của cơ thể. “Không ít trường hợp phụ huynh không hiểu, còn tự hào khi con lớn hơn những bạn khác mà không hiểu tâm tư của con. Lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, nếu không có sự sẻ chia, quan tâm đúng mức, trẻ có thể tách mình ra khỏi các mối quan hệ, tự nhốt mình lại, ngại giao tiếp, sống thu mình và từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, học tập”, bác sĩ Bách chia sẻ.

Theo bác sĩ Bách, những trường hợp như nữ sinh Tú Nhi còn được gọi là hội chứng tâm lý đột biến, luôn cho rằng bản thân khác người nên cố tìm mọi cách để thay đổi. Do vậy, phụ huynh cần trang bị kiến thức về tuổi dậy thì để chia sẻ thẳng thắn với con, giải thích cho con về những sự thay đổi này là phù hợp lứa tuổi, sự phát triển của cơ thể.

Nếu bố mẹ không có kiến thức, nói chuyện cho con mà sai lệch thông tin thì con sẽ không tin tưởng. Hiện nay trẻ tiếp cận thông tin trên mạng quá dễ dàng. Do vậy, phụ huynh phải tự trang bị kiến thức cho mình để nói chuyện với con. Ngoài ra, thầy cô giáo cũng nên là “người bạn” đồng hành cùng trẻ ở giai đoạn này, đặc biệt cần chú ý đến những lời nói để không làm tổn thương trẻ. Thực tế, không ít thầy cô trong quá trình giao tiếp vẫn thường có những câu “đùa cợt” kiểu: “Tại sao to xác thế mà hậu đậu”, hay “Người to mà óc quả nho”… Những câu nói ấy sẽ khiến trẻ càng tự ti hơn về sự khác biệt về cơ thể và lún sâu vào bẫy tâm lý”, bác sĩ Bách nói.

a55628acb5
Trẻ sắp đến tuổi dậy thì nên cho ăn những thực phẩm gì để "kích" chiều cao tốt nhất?
Muốn con có được chiều cao tốt nhất. từ trước khi trẻ dậy thì có nên cho ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống nhiều sữa? Vấn đề này sẽ được TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam giải đáp.
Bấm xem >>

Trẻ dậy thì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *