Tại sao cơ thể chúng ta lại mọc lông ở “những chỗ lung tung”? Lông ở vùng nào là quan trọng nhất?

Bạn có khi nào tự hỏi vì sao mình có lông mày, lông nách hay tự dưng xuất hiện vài sợi lơ thơ ở đỉnh ngực? Chúng mọc ở đó là ngẫu nhiên hay vì giúp bảo vệ một phần cơ thể bạn? Video dưới đây có thể giải đáp những thắc mắc này.

Chúng ta có nhiều điểm chung với các họ hàng linh trưởng gần gũi nhất của mình. Nhưng nếu so sánh thì con người có vẻ ít “kín đáo” hơn. Thay vì có lông dày che phủ khắp cơ thể, nhiều người chỉ có tóc trên đầu và lông ở một vài chỗ khác.

Vậy tại sao chúng ta lại trần trụi tới vậy? Tại sao lông lại mọc lên ở một vài điểm trên cơ thể của chúng ta?

Lông tóc của con người và lông động vật đều được tạo ra từ cùng một thứ: Những sợi keratin (chất sừng) protein vốn mọc ra từ các cơ quan được gọi là nang, và trải qua các chu kỳ mọc rồi rụng.

Qua các loài động vật có vú, lông đã thay đổi vì một số mục đích, từ những bộ lông mềm mượt ở thỏ tới những bộ lông tua tủa cứng chắc để bảo vệ mình ở nhím. Nhưng với nhiều loài, lông mọc theo hai lớp gồm có lớp đệm dưới cùng ngắn hơn, sau đó phủ lên bởi lớp lông bảo vệ dài hơn. Kết hợp với nhau, chúng giúp cách ly cơ thể động vật và bảo vệ làn da.

5b495f452a

Tóc rất quan trọng trong việc bảo vệ da đầu và tránh cho não bị tác động bởi sức nóng. (Ảnh minh họa)

Lông của con người cũng kết hợp theo cách trên. Nhưng không may, lông hiếm khi được tìm thấy trong các mẫu hóa thạch, nên các nhà nghiên cứu rất khó để xác định khi nào và làm sao tổ tiên của chúng ta lại mất đi lớp lông phủ bên ngoài.

Nhưng các nhà khoa học đã đưa ra một số lý thuyết khá thuyết phục.

Có vẻ như, từ hàng triệu năm trước ở châu Phi, những người tiền sử đầu tiên, đã không còn ẩn nấp ở các cây và dần có lối sống năng động hơn. Việc giữ cho bản thân mát mẻ ngày càng quan trọng. Thậm chí, họ đã hình thành nhiều tuyến mồ hôi hơn để giảm nhiệt bằng cách thoát ẩm qua da.

Thực tế, con người đã có nhiều tuyến mồ hôi gấp 10 lần loài tinh tinh. Nhưng việc thoát nhiệt hiệu quả bằng cách toát mồ hôi khó hơn khi bạn có lớp lông phủ khắp người. Các nhà khoa học tin rằng con người tiền sử đã mất đi nhiều lông phủ giai đoạn này để việc bay hơi mồ hôi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu việc loại bỏ lông mang lại lợi ích như vậy, tại sao chúng ta vẫn còn ở một vài chỗ?

Có vẻ như có những cách sử dụng độc đáo cho lông ở những vùng khác nhau trên cơ thể chúng ta.

Với vùng chỏm đầu, sự điều chỉnh nhiệt độ có lẽ cũng là một lý do. Từ khi người tiền sử bắt đầu mạo hiểm khám phá bên ngoài, họ cũng phải phơi đầu dưới trời nắng gắt. Những mái tóc dài và dày bảo vệ phần da đầu và tránh cho vùng não khỏi tác động của nhiệt quá nóng.

ff6278380c

ad8c69abe1

Lông mày không chỉ để “tô điểm” cho gương mặt. (Ảnh minh họa)

Tóc xoăn, cứng, sẫm màu là hiệu quả nhất trong việc giúp da tránh được bức xạ mặt trời. Những loại tóc khác được tiến hóa khi con người di chuyển tới các vùng khác nhau. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho rằng lông mày đặc biệt hữu ích trong giao tiếp bởi vì chúng nằm ở đỉnh các cơ mặt linh hoạt vốn truyền tải cảm xúc của con người.

Lông mi đã được chứng minh là giảm thiểu luồng không khí qua mắt, ngăn mắt khỏi bị khô và bám bụi.

Và có thể râu giúp nhận dạng từ xa nhưng điều này chúng ta chưa dám chắc.

Việc giải thích lý do con người có lông, tóc ở một số khu vực khác khá đau đầu.

Nách, chỏm ngực và vùng kín có nhiều tuyến mồ hôi. Chúng sản xuất các chất tiết có mùi, nhờn – và những chiếc lông xoăn, dày thường mọc tại đó để giúp phân tán.

Các chất tiết tỏa ra từ những vùng lông này có thể hữu ích cho việc xác định danh tính. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người có khả năng nhận biết mùi nách của chính họ cũng như của những người họ gần gũi.

Loại lông cuối cùng đáng chú ý ở con người là lông tơ che phủ cơ thể. Chúng ta không biết liệu những sợi lông này có phục vụ bất kỳ mục đích riêng gì không, nhưng các nang mà từ đó lông tơ mọc lên lại là nguồn tế bào gốc cần thiết để sửa chữa da bị hư hại sau tổn thương. Chúng cũng là những điểm quan trọng chứa các đầu thần kinh truyền tải tín hiệu của những xúc chạm nhẹ đến não.

Trên thực tế, mặc dù lông tơ mỏng hơn nhiều, con người có mật độ lông trên cơ thể tương tự như loài khỉ có kích thước tương đương. Vì vậy, dù có nhiều ý kiến về việc con người quá “phô bày” cơ thể, chúng ta không thực sự ít lông như vẻ ngoài nhìn thấy.

f7240c6d22
Phụ nữ có bốn bộ phận càng to thì càng đẹp và sống lâu, bạn chỉ cần có một cũng đáng chúc mừng rồi
Trong khi nhiều người cho rằng ngực càng to càng đẹp, càng gợi cảm thì thực tế, theo quan điểm y khoa, chị em có 4 bộ phận này càng to, dày sẽ càng khỏe và quyến rũ.
Bấm xem >>

Các vấn đề sức khỏe khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *