Trải nghiệm cuộc sống của các gia đình trung lưu Hà Nội cách đây 100 năm

Những ngày này, có một nơi, tuy cách khá xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng lại là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang mạng xã hội. Bất kể ngày thường hay cuối tuần, nắng hay mưa, nhiều vị khách đã ghé thăm.

Theo chia sẻ của một nhân viên bảo tàng: “Triển lãm mang tên Nếp Xưa vốn đã được trưng bày từ cuối năm 2022. Song, nhờ những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội mà dạo gần đây, rất nhiều người tìm tới trải nghiệm. Vào ngày thường, buổi sáng sẽ ít khách nhưng buổi chiều, từ 14h đến hơn 17h, dù đã chuẩn bị đóng cửa nhưng vẫn còn rất nhiều người đang xếp hàng chờ thuê trang phục, chụp ảnh ở các không gian.”

Trở về Hà Nội của thế kỷ trước, trải nghiệm cuộc sống gia đình trung lưu

Triển lãm Nếp Xưa được dựng ở ngay khu vực tầng 1 Bảo tàng Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên với khách tham quan là hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính với hai bên là chum nước, gợi nhớ nét đẹp bình dị của Hà Nội nói riêng và văn hóa Bắc Bộ nói chung. Bước qua cổng, dường như những ồn ào bị bỏ lại phía sau, mở ra trước mắt là không gian của Hà Nội cách đây hơn 1 thập kỷ.

Khám phá cuộc sống của gia đình trung lưu Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 với chi phí chưa bằng bát phở - Ảnh 1.

Theo lời giới thiệu, buổi triển lãm sẽ đưa du khách về giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, khi người Pháp đã xây dựng các công trình hành chính theo kiến trúc Pháp, quy hoạch các khu phố mới và mở rộng Hà Nội. Cũng từ đây, các quan niệm, lối sống phương Tây được du nhập vào mảnh đất kinh kỳ, tạo nên nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những nét đẹp mang tính truyền thống, văn hóa của dân tộc vẫn được giữ gìn.

Cuộc sống của các gia đình khá giả thành thị thế kỷ trước diễn ra trong ngôi nhà biệt thự 2 tầng với tầng 2 dành cho các sinh hoạt gia đình. Còn tầng 1 chính là bộ mặt của gia đình, thường được bố trí với các chức năng: phòng khách, phòng thờ,phòng ăn và có thể có phòng ngủ.

img6345 1692407270055300017072 1692580520524 16925805206701561275117
img6119 16924072700131011254338 1692580521361 16925805214941568304896
img6047 16924073483331874955336 1692580522469 16925805226631113563251

Không gian giới thiệu kiến trúc của các căn biệt thự cổ tại Hà Nội.

Tại triển lãm này, sẽ có 4 không gian được trưng bày là: phòng khách, phòng thờ, giới thiệu kiến trúc của các ngôi biệt thự và trang phục áo ngũ thân. Không chỉ minh họa thông qua các tư liệu hình ảnh mà có tới 200 tài liệu hiện vật, được bảo tàng sưu tầm từ trong và ngoài nước. Ngoài ra, mỗi không gian đều được minh họa bằng sơ đồ, giúp du khách có cái nhìn chân thực nhất.

Khám phá cuộc sống của gia đình trung lưu Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 với chi phí chưa bằng bát phở - Ảnh 3.

Ở phòng khách của các gia đình trung lưu Hà Nội thường bày những món đồ gỗ, đồ cổ được trạm chổ tinh xảo. Chính giữa trong cùng treo bức hoành phi, sơn then thếp vàng, ở trên khắc hai chữ Hòa khí, với mong muốn gia đình luôn giữ được không khí vui vẻ, hòa thuận. Trên chiếc tủ có lọ lục bình vẽ rồng, phượng, tam sơn khảm ốc xà cừ hồng theo tích “lưỡng long chầu nguyệt”. Hai bên là tranh tứ bình và câu đối.

Khám phá cuộc sống của gia đình trung lưu Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 với chi phí chưa bằng bát phở - Ảnh 4.

Kế đó là sập gỗ, khảm trai, các gia đình xưa dùng để nằm ngủ, ăn cơm, uống trà, tiếp khách. Bộ bàn ghế, tủ đồ cổ và thêm cả các đôn gốm, chậu cây cảnh… Bên cạnh các đồ dùng truyền thống thì trong không gian phòng khách còn có thêm một số đồ nội thất hiện đại, mang phong cách thời Pháp như: lò sưởi, đèn tường, quạt trần, bằng khen thưởng của gia đình…

img6365 1692406350798146129396 1692580525933 1692580526173152333910
img6059 16924076846951265174764 1692580527070 16925805272471162691021
img6070 16924077078021551432533 1692580527938 16925805282481803869214
img6102 169240664875660841740 1692580528768 1692580528971144528761

Không gian thờ, cũng là nơi trang trọng nhất, trung tâm của mỗi ngôi nhà. Điểm chú ý nhất là chiếc tủ thờ được chạm sắc, sơn son, thếp vàng. Ngai, bài vị được đặt ở giữa, xung quanh có các đồ thờ cúng như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến, được làm bằng đồng, gốm, hoặc gỗ sơn son. Ngoài ra cũng có thêm bàn ghế, đỉnh đồng, thống sứ… và một số đồ dùng phù hợp với sinh hoạt của mỗi gia đình.

img6284 1692406648811771433556 1692580529976 16925805301861075690966
img6143 1692406648798211550621 1692580531000 16925805311681040158719
img6090 16924065752372004713293 1692580532042 16925805322132075842811
img6141 16924074635162110589128 1692580532877 1692580532948803396953

Bạn Ly (2004, Đại học Tài nguyên và Môi trường): “Em theo dõi bảo tàng Hà Nội từ năm ngoái vì em thấy có bài review về các góc chụp ảnh ở bên ngoài khuôn viên. Em tới đây vì em muốn tìm hiểu và lưu lại những hình ảnh đẹp với không gian. Điều em ấn tượng nhất là đọc những dòng chia sẻ về kỷ niệm của những cô, chú, người từng sống trong chính các căn nhà cổ ở Hà Nội.”

Khám phá cuộc sống của gia đình trung lưu Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 với chi phí chưa bằng bát phở - Ảnh 7.

Gian trưng bày trang phục áo ngũ thân

img6107 1 1692406768514500571031 1692580534416 16925805345581850940894
img6103 1692406768464175844350 1692580535412 1692580535581250912398
img6113 16924067685231518629868 1692580536294 16925805363822059812009

Một không gian tái hiện nét sinh hoạt của người Hà Nội xưa.

Bảo tàng là sợi dây kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại

Một nhóm bạn chạy xe từ Xuân Mai, Hòa Bình tới vì thích mùa thu Hà Nội, nên khi biết triển lãm ở bảo tàng vẫn còn mở cửa đã tới thử ngay. Theo quy định, mỗi bộ áo ngũ thân sẽ được thuê 30 phút, do đó hai bạn vừa tham quan, vừa thay nhau chụp hình.

Nguyễn Chúc và Trần Ngọc Ánh (Minh Khai, Hà Nội): “Có một lần em tới Hoàng thành Thăng Long nhưng vào cuối tuần nên rất đông, đợi tới lượt thì đã hết đồ cho thuê. Cho nên lần này em đã rủ bạn đi vào ngày giữa tuần và đến từ đầu giờ chiều để xếp hàng. Em từng thấy những hình ảnh về gian thờ, phòng khách hay mỗi lần lên phố cổ vẫn thấy một số ngôi nhà mọi người hay chụp ảnh có cánh cửa, bức tường tương tự, hôm nay tới đây đã đọc được những thông tin chi tiết về các căn biệt thự cổ. Được mặc cổ phục, đi từ chiếc cổng, bước vào từng gian nhà, em như thấy mình được trở về thời kỳ đó, trải nghiệm cuộc sống thường nhật, gảy đàn, ngồi uống trà hay cảm nhận không gian tâm linh trong căn nhà cổ.”

img6169 1692406350720374867033 1692580537618 16925805377351278125348
img6153 1692407642044633709746 1692580538484 16925805385841470047906

“Hà Nội hiện nay đã rất khác so với Hà Nội ngày xưa, từ kiến trúc, phố phường, đến diện tích, đó là do quy luật cuộc sống. Và để nuôi dưỡng tình yêu với Hà Nội, cần có một ký ức đẹp, những kỷ niệm ngọt ngào. Hiểu được văn hóa truyền thống, chung tay gìn giữ, tiếp nối phù hợp sẽ hình thành những lớp người Hà Nội mới năng động và văn hóa.”, hy vọng của những người làm nên triển lãm Nếp Xưa.

Triển lãm Nếp Xưa sẽ được trưng bày trong thời gian tới tại Bảo tàng Hà Nội cho đến khi có kế hoạch mới.

Khám phá cuộc sống của gia đình trung lưu Hà Nội cách đây 100 năm với chi phí chưa bằng bát phở - Ảnh 10.

Không gian bên ngoài sân của bảo tàng Hà Nội.

Địa chỉ: Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Thời gian mở cửa triển lãm: 8h00 – 17h00.

Miễn phí vé vào cửa, gửi xe máy: 5000đ/xe.

Thuê trang phục: 30.000đ/lượt. (Vì số lượng có hạn nên mỗi người được thuê giới hạn 30 phút).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *