6 kiểu người bố thường gặp trong cuộc sống, gây ảnh hưởng xấu đến tính cách và cuộc đời của trẻ
Trẻ sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều người để dần trưởng thành, trong đó gia đình là yếu tố tiên quyết. Việc bố chơi với con mỗi ngày sẽ giúp chúng cảm thấy yêu quý, ngưỡng mộ bố mình. Từ đó con sẽ bắt chước những hành động đẹp của bố. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, bao nhiêu thì trẻ càng dễ dàng tiếp nhận những lời dạy của bố bấy nhiêu. Sức ảnh hưởng của bố đến với con ngày 1 lớn.
Con cái sẽ lớn lên và sẽ dần rời xa vòng tay của cha mẹ. Những ông bố rất có thể sẽ luyến tiếc vì đã không dành thời gian bên con nhiều hơn. Dưới đây là 6 kiểu người bố thường gặp trong cuộc sống. Dẫu biết mỗi gia đình có những phương pháp nuôi dạy khác nhau, tuy nhiên một số ông bố nên thay đổi, dành thời gian cho con cái của mình nhiều hơn.
1. Người bố quá chiều chuộng con
Nuông chiều con quá mức, còn được gọi là “nuôi dạy con cái trực thăng”, là khi những ông bố dành cho con quá nhiều sự quan tâm, quà tặng và đặc quyền. Kiểu nuôi dạy này thường xảy ra khi cha mẹ cố gắng bù đắp những sai lầm hoặc thiếu sót của họ trong quá khứ.
Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức có nghĩa là chúng đã được cho nhiều hơn những gì phù hợp với lứa tuổi của chúng, bao gồm những món đồ quá đắt tiền, quá nhiều đồ chơi hoặc quá nhiều tự do. Thậm chí nhiều cha mẹ dành cho con quá nhiều sự khen ngợi và công nhận không tương xứng với thành tích khiêm tốn của trẻ.
Dù rất thương con nhưng các ông bố cần hiểu rằng nuông chiều quá mức đôi khi hình thành nên những đứa trẻ không có kỷ luật, không có khả năng đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, thậm chí khó có thể điều chỉnh hành vi của chính mình.
2. Người bố “tàng hình”
Công việc, những buổi liên hoan, gặp gỡ bạn bè… có thể kéo người cha ngày một xa khỏi gia đình mình. Những người bố này thường đẩy trọng trách nuôi con cho vợ bởi nghỉ rằng việc của bản thân chính là kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Thế nhưng, với những đứa trẻ, sự có mặt của bố trong cuộc sống quan trọng hơn thế.
Dù không quá nhiều nhưng hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho con. Chỉ cần là các hoạt động nhỏ như đọc truyện, dạy con học bài, đưa đi chơi cuối tuần… cũng đủ khiến trẻ hạnh phúc. Những đứa trẻ không có sự quan tâm của bố dễ rơi vào cạm bẫy, không có chính kiến, mối quan hệ giữa cha con ngày một đi xuống.
3. Người bố của công nghệ
Đây là người bố luôn xuất hiện với chiếc máy tính, điện thoại trên tay. Họ không bao giờ rời các thiết bị điện tử được một khoảng thời gian. Thậm chí ngay cả khi đang chơi với con, dạy con học, lúc ăn cơm cùng gia đình, họ cũng cầm điện thoại để lướt các thông tin trên đó.
Trẻ con học theo người lớn rất nhanh. Chúng có thể cảm thấy rằng bản thân không quan trọng bằng một chiếc điện thoại. Tệ hơn, chúng sẽ cho rằng việc sử dụng các thiết bị điện tử là chuyện bình thường, từ đó hạn chế thời gian giao tiếp, trò chuyện, chia sẻ. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ ngày càng xấu đi.
4. Người bố thích ra lệnh, điều khiển
Các ông bố thường cho rằng bản thân phải có uy quyền, quát mắng thì con mới “nên người”. Chính vì vậy, họ không ngại sử dụng bạo lực, đòn roi, chì chiết con. Tuy nhiên, những bậc phụ huynh cần hiểu khi trẻ sợ hãi, bộ não của chúng sẽ mặc định chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy và các trung tâm học tập trong não của chúng sẽ ngừng hoạt động.
Những trận quát mắng, đòn roi để lại rất nhiều hậu quả: Trẻ sợ hãi, tự ti, cho rằng bản thân vô dụng. Trẻ em gặp khó khăn trong việc học cách điều chỉnh cảm xúc của mình nếu cha mẹ không chỉ cho chúng cách cân bằng. Những bậc cha mẹ có xu hướng la hét mỗi khi buồn bã có thể sẽ dạy con mình phản ứng thái quá tương tự khi chúng gặp phải những tình huống khó chịu của riêng mình.
5. Người bố quá tham vọng
Đây là những ông bố đặt quá nhiều áp lực lên con, trong cả học tập lẫn những lĩnh vực khác trong cuộc sống. Những ông bố này không bao giờ bằng lòng với những gì con cái đạt được, họ luôn so sánh con mình với những đứa trẻ xuất chúng khác và tạo áp lực để con đạt được thành quả cao hơn.
“Áp lực tạo nên kim cương”, thế nhưng nếu không đúng cách sẽ dẫn tới hệ quả khó lường. Trẻ có nguy cơ trở nên chán nản, mệt mỏi, không muốn làm bất cứ thứ gì. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích để con phát triển khả năng của bản thân thay vì áp đặt những việc quá sức của trẻ.
6. Người bố không có chính kiến
Đó là những ông bố “sao cũng được”. Khi con thắc mắc một vấn đề nào đó, ông bố này có xu hướng trả lời qua loa, cho có như “ừ tùy con”, hoặc “hỏi mẹ con xem, bố không biết”. Lâu dần, trẻ sẽ không muốn hỏi hoặc thậm chí là coi thường những quyết định được đưa ra bởi bố.
Hãy luôn cố gắng trở thành người bạn đồng hành, cùng con vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Một người bố có chính kiến, có thể đưa ra những lời khuyên hợp lý chắc chắn sẽ giúp con trong nhận thức, suy nghĩ, trở thành người đàn ông có thể đưa ra quyết định trong tương lai.