Thi tốt nghiệp THPT: Nhiều học sinh nghiêng về phương án thi 2 môn bắt buộc

Theo kế hoạch, từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THPT. Thay vì 2 thì hiện nhiều chuyên gia đề xuất thêm phương án thứ 3 nên Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến về các phương án cho kỳ thi này.

3 phương án đang được lấy ý kiến bao gồm:

Phương án 1: 4 + 2: gồm 4 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn.

Phương án 2: 3 + 2: gồm 3 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn.

Phương án 3: 2 + 2: gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn.

Nhiều học sinh nghiêng về chọn phương án thi 2 môn bắt buộc - Ảnh 1.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Theo tâm lý chung, học sinh sẽ chọn phương án thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, vì theo các em giảm được môn nào là bớt áp lực môn đó, và có thêm thời gian tập trung các môn thi cần cho kỳ xét tuyển Đại học sắp tới.

Học sinh Phạm Phương Linh, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho biết, chọn phương án 2+2 vì như thế bạn này sẽ được lựa chọn các môn mình yêu thích. Từ đó có hứng thú học môn đó hơn, hứng thú học hành và bớt áp lực.

Bạn Nguyễn Quỳnh Anh, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cũng ủng hộ phương án 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Vì lúc đó, Quỳnh Anh có nhiều thời gian để học và phân bổ thời gian cho các môn học dùng để xét tuyển Đại học.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nhiều giáo viên cho rằng việc thi 4 môn sẽ ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ hiện nay.

“Tiếng Anh là công cụ rất quan trọng với học sinh hiện nay. Mình chọn phương án 3 môn là toán, văn, anh và hai môn tự chọn của các con trong tổ hợp của mình. Hai môn tự chọn bản thân các bạn lựa chọn vào tổ hợp đã là lợi thế, nên khi đi thi vào tổ hợp đó sẽ tốt hơn cho các bạn ấy”. Cô giáo Phan Vũ Diễm Hằng – Trường THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ.

Cùng quan điểm đó, cô giáo Lương Thị Thu Hà, Trường THPT Việt Đức hoàn toàn ủng hộ phương án 4 môn bắt buộc và 2 môn còn lại tự chọn.

“Tôi nghĩ với lứa học sinh theo chương trình trung học phổ thông mới, các em đã được đăng ký và lựa chọn những môn học mà mình yêu thích cho nên hai môn tự chọn này không phải thách thức quá lớn với các em”. Cô Hà nhấn mạnh thêm.

Song nhiều ý kiến cho rằng, theo chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới đánh giá năng lực và phẩm chất năng lực học sinh. Mà quá trình đánh giá thì không chỉ ở đầu điểm cuối cùng là tốt nghiệp, mà còn do quá trình điểm thành phần trong cả một năm học. Do vậy, quan điểm học gì phải thi đó là không còn phù hợp. Vì thế, nên để học sinh lựa chọn theo năng lực của mình là khẳng định của nhiều giáo viên.

Thầy giáo Đinh Đức Hiền giáo viên ở Hà Nội cho hay, “làm thế nào giảm gánh nặng cho học sinh, tổ chức gia đình và xã hội, giáo dục hướng nghề nghiệp chọn tổ hợp học và thi nếu đưa môn sử vào vô tình tạo áp lực lớn và ngược với định hướng nghề nghiệp THPT”.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện các phương án thi đang được lấy ý kiến rộng rãi không chỉ giáo viên, chuyên gia mà cả các bộ ngành có liên quan trước khi trình chính phủ. Trong đó điểm nhấn là tất cả 17 môn được đánh giá bằng điểm số đều được đưa vào kỳ thi.

“Bộ giáo dục đào tạo đang rất khẩn trương chuẩn bị quy chế điều kiện cho kỳ thi 2028, lấy ý kiến liên quan, đang lấy ban bộ ngành thốn nhất trước khi công bố. Có nhiều phương án trên cơ sở tôn trọng ý kiến xã hội, làm thế nào đảm bảo nguyên tắc”. Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Có phương án thi giống như kim chỉ nam giúp thầy trò có định hướng ôn tập tốt hơn. Vì thế, mong muốn của giáo viên và học sinh là Bộ Giáo dục và Đào sớm công bố phương án để thầy trò sớm có định hướng ôn tập tốt trong giai đoạn sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *