Nữ sinh dùng nhờ nhà vệ sinh giáo viên, thầy giáo bắt gặp chất vấn 1 câu khiến học sinh cả lớp bức xúc
Trang 163 đưa tin, mới đây, một nữ sinh cấp hai ở Thông Hóa, Cát Lâm (Trung Quốc) vì quá “bí” mà người chờ đi vệ sinh ở WC nữ vẫn xếp hàng dài nên đã “đánh liều” đi vào WC của giáo viên. Không ngờ khi ra ngoài, cô tình cờ bị giáo viên nhìn thấy.
Giáo viên cho rằng nữ sinh này thiếu lịch sự và dặn em sau này đừng đến đây nữa. Trước khi nữ sinh kịp giải thích, thầy giáo này đã nói tiếp:“Em thấy mình vào đây thì có xứng đáng không?”khiến cô đứng hình. Học sinh bất bình phàn nàn với các bạn trong lớp, những người khác cũng cho rằng giáo viên đã quá đáng.
“Tôi chỉ đi vệ sinh, không làm trái ý thầy hay gây thiệt hại gì. Ai sẽ đi vào WC của giáo viên nếu không vì hoàn cảnh đặc biệt?”, một người nói.
Học sinh không được phép sử dụng khu vực của giáo viên, vậy tại sao không viết “Giáo viên không được phép đi trong khu vực học sinh”? Quyền riêng tư của học sinh không quan trọng sao? Nhiều người thẳng thắn cho rằng có lẽ giáo viên nên tự hỏi mình “Bản thân mình có xứng đáng không?” mới đúng.
Nếu học sinh cần sử dụng nhà vệ sinh của giáo viên thì chỉ có nghĩa là nhà trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các em.
Ở góc độ một giáo viên, có lẽ việc các trường thành lập các khu vực đặc biệt là hợp lý. Vì có nhiều học sinh đông đúc, xét đến hình ảnh uy nghiêm của người thầy, có lẽ cũng sẽ bớt ngượng ngùng. Tuy nhiên, ngăn cản học sinh sử dụng khi cấp bách, giáo viên còn mỉa mai nói về điều đó thì thật quá đáng. Bạn có thể nhắc nhở học sinh lần sau không đến, nếu ai cũng làm như vậy sẽ bất tiện cho giáo viên.
Thông thường, học sinh hay người học nói chung sẽ quyết định có tôn trọng một giáo viên hay không sau khi xét đoán hành vi và ngôn ngữ của giáo viên đó, cả trong và ngoài lớp học. Giáo viên ứng xử thiếu mô phạm, thiếu thiện chí cũng thường xảy ra, kể cả ở những giáo viên có nhiều năm giảng dạy. Mà tính mô phạm, tôn trọng và đồng cảm với người học, có thiện chí lại chính là các nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơ bản.
Trên báo chí, những giáo viên được người học “hâm mộ” đều là những giáo viên trẻ và gần gũi với phong cách sống của học sinh chứ không phải tạo cảm giác “phân biệt giai cấp”. Miễn là sự giao tiếp giữa thầy và trò vẫn tuân thủ những quy tắc lịch sự và tôn trọng.
Để nhận được sự tôn trọng từ học sinh, mỗi giáo viên cũng cần tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kĩ năng nghiệp vụ để có thể khẳng định được phẩm chất năng lực của bản thân trước phụ huynh, trước học sinh. Người thầy cần phải tôn trọng học sinh, phải biết lắng nghe để thấu hiểu các em hơn, tránh áp đặt.
Trước khi bạn nói bất cứ điều gì, hãy hít thở sâu, suy nghĩ về phản ứng của mình và chọn từ ngữ một cách cẩn thận. Đây là cách để gầy dựng mối quan hệ tích cực, đáng tin cậy với các học sinh của mình.