4 loại bệnh có thể “lây nhiễm” giữa các cặp đôi, đặc biệt cẩn thận với 2 loại ung thư này

Vợ chồng ông Vương đều là người Quảng Đông (Trung Quốc), có cùng sở thích ăn thịt xông khói với rau muối chua. Những tháng gần đây, ông Vương thường xuyên bị đau bụng và tiêu chảy. Ban đầu ông không để ý lắm nhưng sau đó phát hiện phân có dính máu liền vội vàng đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư trực tràng.

Đáng nói là vợ của ông Vương cũng có các triệu chứng tương tự. Sau khi nội soi và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ cho biết hai vợ chồng này cùng mắc một loại ung thư.

Những năm gần đây, việc các cặp vợ chồng cùng mắc chung một căn bệnh không phải là hiếm. Từ đó, khái niệm “bệnh vợ chồng” cũng được nhiều người quan tâm.

Imagine-reprezentativa-23-680x350.png

Năm 2015, một nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Ung thư Thượng Hải của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy 5 trong số 100 cặp vợ chồng qua đời có thể mắc “ung thư cặp đôi”. Khi cả hai vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen xấu và chế độ ăn uống giống nhau.

Dưới đây là một số căn bệnh có thể “lây nhiễm” giữa các cặp đôi, bác sĩ khuyến nghị các gia đình nên thay đổi ngay lập tức.

1. Ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa

Ung thư phổi và ung thư đường tiêu hóa là 2 loại ung thư dễ “lây nhiễm” giữa các cặp đôi. Vì họ sống cùng một môi trường với nhau, đồng thời có các thói quen xấu như nhau.

Ung thư phổi có liên quan chặt chẽ đến việc hút thuốc, ngoài ra còn liên quan đến việc hít khói thuốc thụ động và hít khói do nấu ăn.

Khi một người hút thuốc sẽ nhả ra khói, trong khói có chứa 69 chất gây ung thư. Việc một trong hai vợ chồng hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho cả hai bên.

Ngoài ra, khói do nấu ăn, đặc biệt là khi chiên đồ ăn ngập dầu thường chứa chất benzopyrene gây ung thư. Việc hít phải lượng lớn khói này trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở các cặp vợ chồng.

Còn ung thư đường tiêu hóa thì thường liên quan đến chế độ ăn uống. Những cặp đôi thích ăn thịt chế biến sẵn, đồ hun khói, đồ nướng, muối chua… sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư lên rất nhiều.

Lời khuyên sức khỏe:

– Từ bỏ hút thuốc. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp tục hút thuốc có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 180%. Nhưng nếu bạn bỏ hút thuốc trước 35 tuổi, nguy cơ tử vong của bạn có thể giảm xuống.

– Nên bật máy hút mùi khi nấu và sau khi nấu xong khoảng 3 phút.

– Ăn ít hoặc không ăn đồ muối chua, đồ chế biến sẵn, đồ nướng. Thay vào đó nên ăn nhiều các món luộc, hấp, đồ tươi sống.

4 loại bệnh có thể "lây nhiễm" giữa các cặp đôi, đặc biệt cẩn thận với 2 loại ung thư này - Ảnh 2.

2. Bệnh lây nhiễm do virus

Những bệnh thông thường như mụn cóc sinh dục, mụn rộp, lậu, AIDS và giang mai hầu hết là do nhiễm virus và lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Ngoài ra, cặp vợ chồng cũng có thể lây bệnh sởi, bệnh ban đỏ… cho nhau khi tiếp xúc gần gũi hoặc khi dùng chung vật dụng cá nhân.

Lời khuyên sức khỏe:

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục không an toàn. Nếu bạn đang bị mắc nhóm các bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục, bạn nên đi khám bệnh và thông báo kịp thời cho vợ hoặc chồng của mình.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân với nhau. Tốt nhất không nên dùng chung dao cạo râu, đồ vệ sinh cá nhân và đồ lót.

3. Bệnh “ba cao”: Cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao

Thói quen ăn uống không hợp lý, cộng với việc thiếu vận động dễ dẫn đến tăng cân cho cả hai người. Từ đó gây ra bệnh “ba cao”.

Những cặp vợ chồng có “ba cao” thường giống nhau ở việc có chế độ ăn uống như nhau:

– Ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp;

– Chế độ ăn nhiều đường dễ gây béo phì, rối loạn nội tiết, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu cao;

20160201141421-momau.jpg

– Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa (chẳng hạn như ăn thực phẩm chiên, thịt chế biến sẵn và thức ăn nhanh) có thể dẫn đến mức lipid trong máu quá cao.

Lời khuyên sức khỏe:

– WHO khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ ít hơn 5g muối mỗi ngày.

– Ăn ít đường. Hãy cảnh giác với đồ uống ngọt và thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì và bánh ngọt.

– Tập thể dục không chỉ có thể giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Đi bộ nhanh, chạy, chơi cầu lông và bơi lội đều là những lựa chọn tốt.

4. Hội chứng ruột kích thích

Rất nhiều cặp đôi đều mắc hội chứng ruột kích thích như nhau, vì sao lại vậy?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, thường biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Nó có liên quan đến chế độ ăn uống kém khoa học. Thường xuyên uống cà phê hoặc ăn thức ăn cay, ăn nhiều chất béo và nhiều đường có thể dễ dàng làm tăng gánh nặng cho đường ruột và khiến đường ruột nhạy cảm, khó chịu.

Lời khuyên sức khỏe:

– Điều chỉnh khẩu phần ăn. Ăn ít thực phẩm gây kích thích ruột, ăn nhiều trái cây, rau, cá, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt.

– Cảm xúc tiêu cực kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn gây tổn thương tim mạch. Do đó hãy giữ tâm trạng vui vẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *